Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Mãi mãi không quên sự hy sinh của chiến sĩ Gạc Ma

64 người con đất Việt nằm lại giữa biển sâu 27 năm nay để lại nỗi đau âm ỉ trong lòng mọi người.
Ngày 14/3 vừa tròn 27 năm ngày 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Như tin đã đưa, để tưởng nhớ những người con đã hy sinh xương máu bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, sáng 13/3, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và thân nhân các gia đình liệt sỹ, cựu chiến binh đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma tại bán đảo Cam Ranh, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi nhớ về những người con của Tổ quốc mãi mãi nằm lại trong lòng biển khơi.
Bà Nguyễn Thị Hằng - mẹ của một liệt sỹ Gạc Ma xúc động trong buổi lễ (Ảnh: Duy Thanh/Tuổi Trẻ)
Bà Nguyễn Thị Hằng - mẹ của một liệt sỹ Gạc Ma xúc động trong buổi lễ (Ảnh: Duy Thanh/Tuổi Trẻ)
Trong số hơn 200 đại biểu về tham dự Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu tưởng niệm có nhiều thân nhân liệt sĩ, cựu chiến binh trong trận hải chiến Gạc Ma. Cựu chiến binh Lê Hữu Thảo, từ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, nguyên là chiến sĩ Lữ đoàn 146 - Trường Sa nghẹn ngào kể lại thời khắc Trung Quốc tấn công chiếm đảo.

Khi đối mặt với sự vây ráp của lính Trung Quốc đầy đủ vũ khí, các chiến sĩ đã tạo thành vòng tròn bảo vệ lá cờ Tổ quốc. Các chiến sĩ đã anh dũng quyết liệt, người này ngã xuống thì ngay lập tức có người thay thế, bảo vệ lá cờ. Trong trận chiến này, 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Hình ảnh vòng tròn bất tử của những chiến sĩ giữ cờ đã được tái hiện tại khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma.
Tượng đài tái hiện hình ảnh
Tượng đài tái hiện hình ảnh "Vòng tròn bất tử"
Cựu chiến binh Lê Hữu Thảo xúc động nói: "Sự hy sinh của 64 chiến sĩ đã trở thành tượng đài trong lòng dân. Việc xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma là việc làm có ý nghĩa nhân văn, lịch sử, cho con cháu sau này biết đến sự hy sinh của những người có công với đất nước. Tượng đài còn là biểu hiện của sự đoàn kết, tượng trưng cho sự anh dũng của Quân đội Nhân dân Việt Nam”.
64 người con đất Việt nằm lại giữa biển sâu 27 năm nay để lại nỗi đau âm ỉ trong lòng mọi người. Bà Nguyễn Thị Hằng, mẹ của liệt sĩ Hoàng Ánh Đông, từ Quảng Trị vào tham dự buổi lễ, khi nghe các đồng đội của con mình năm xưa kể lại giây phút người con của mẹ cùng các đồng đội hy sinh, nước mắt cứ lăn dài trên má.
Bà Nguyễn Thị Hằng rơi nước mắt khi nghe kể lại giây phút con mình hy sinh (Ảnh: Duy Thanh/Tuổi Trẻ)
Bà Nguyễn Thị Hằng rơi nước mắt khi nghe kể lại giây phút con mình hy sinh (Ảnh: Duy Thanh/Tuổi Trẻ)
27 năm trước, con trai của mẹ đã xung phong ra quần đảo Trường Sa rồi đi mãi không về. Bây giờ có Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tri ân những anh hùng liệt sĩ, bà cảm thấy ấm lòng: “Những người mẹ như tôi đã quá đau lòng khi những đứa con của mình ra đi không trở về. Việc làm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tạo ra khu tưởng niệm chung 64 chiến sĩ đã hy sinh đã thỏa lòng không chỉ người sống mà cả những người đã mất”.
Khu Tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma xây dựng trên khu đất rộng 2,5 ha, thuộc bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đây là vị trí đẹp nhất trên tuyến đường nối sân bay Cam Ranh với thành phố Nha Trang, mỗi ngày có hàng chục ngàn lượt người dân và du khách qua lại. Trung tâm khu tưởng niệm là bảo tàng được xây dựng theo hình tròn với ý tưởng của “Vòng tròn bất tử”, được lấy cảm xúc từ hình ảnh của những người lính nắm chặt tay nhau thành vòng tròn đã ngã xuống để bảo vệ lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc.
Ông Đặng Ngọc Tùng (ngoài cùng bên trái) cùng thân nhân các gia đình Liệt sỹ và đại diện UBND huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đặt viên đá đầu tiên xây dựng  Tượng đài chiến sĩ Gạc Ma
Ông Đặng Ngọc Tùng (ngoài cùng bên trái) cùng thân nhân các gia đình Liệt sỹ và đại diện UBND huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đặt viên đá đầu tiên xây dựng Tượng đài chiến sĩ Gạc Ma
Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định, đây là một công trình của triệu tấm lòng, toàn bộ công trình được đầu tư từ nguồn đóng góp của tổ chức Công đoàn và công nhân lao động trong cả nước cũng như đồng bào ta ở nước ngoài. Việc xây dựng Khu Tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma nhằm thắp sáng ngọn lửa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và phát huy truyền thống gìn giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
“Thông điệp chúng tôi muốn gửi đến đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế rằng các thế hệ Việt Nam không bao giờ quên các chiến sỹ đã ngã xuống ở Gạc Ma để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Nhắc nhở các thế hệ trẻ phải luôn nghĩ rằng Trường Sa, Hoàng Sa là một phần của đất nước Việt Nam”, ông Đặng Ngọc Tùng chia sẻ.
Tổ quốc và nhân dân ta mãi mãi ghi nhớ và tri ân những người đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.Ngày 14/3 vừa tròn 27 năm ngày 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Như tin đã đưa, để tưởng nhớ những người con đã hy sinh xương máu bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, sáng 13/3, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và thân nhân các gia đình liệt sỹ, cựu chiến binh đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma tại bán đảo Cam Ranh, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi nhớ về những người con của Tổ quốc mãi mãi nằm lại trong lòng biển khơi.
Bà Nguyễn Thị Hằng - mẹ của một liệt sỹ Gạc Ma xúc động trong buổi lễ (Ảnh: Duy Thanh/Tuổi Trẻ)
Bà Nguyễn Thị Hằng - mẹ của một liệt sỹ Gạc Ma xúc động trong buổi lễ (Ảnh: Duy Thanh/Tuổi Trẻ)
Trong số hơn 200 đại biểu về tham dự Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu tưởng niệm có nhiều thân nhân liệt sĩ, cựu chiến binh trong trận hải chiến Gạc Ma. Cựu chiến binh Lê Hữu Thảo, từ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, nguyên là chiến sĩ Lữ đoàn 146 - Trường Sa nghẹn ngào kể lại thời khắc Trung Quốc tấn công chiếm đảo.

Khi đối mặt với sự vây ráp của lính Trung Quốc đầy đủ vũ khí, các chiến sĩ đã tạo thành vòng tròn bảo vệ lá cờ Tổ quốc. Các chiến sĩ đã anh dũng quyết liệt, người này ngã xuống thì ngay lập tức có người thay thế, bảo vệ lá cờ. Trong trận chiến này, 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Hình ảnh vòng tròn bất tử của những chiến sĩ giữ cờ đã được tái hiện tại khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma.
Tượng đài tái hiện hình ảnh
Tượng đài tái hiện hình ảnh "Vòng tròn bất tử"
Cựu chiến binh Lê Hữu Thảo xúc động nói: "Sự hy sinh của 64 chiến sĩ đã trở thành tượng đài trong lòng dân. Việc xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma là việc làm có ý nghĩa nhân văn, lịch sử, cho con cháu sau này biết đến sự hy sinh của những người có công với đất nước. Tượng đài còn là biểu hiện của sự đoàn kết, tượng trưng cho sự anh dũng của Quân đội Nhân dân Việt Nam”.
64 người con đất Việt nằm lại giữa biển sâu 27 năm nay để lại nỗi đau âm ỉ trong lòng mọi người. Bà Nguyễn Thị Hằng, mẹ của liệt sĩ Hoàng Ánh Đông, từ Quảng Trị vào tham dự buổi lễ, khi nghe các đồng đội của con mình năm xưa kể lại giây phút người con của mẹ cùng các đồng đội hy sinh, nước mắt cứ lăn dài trên má.
Bà Nguyễn Thị Hằng rơi nước mắt khi nghe kể lại giây phút con mình hy sinh (Ảnh: Duy Thanh/Tuổi Trẻ)
Bà Nguyễn Thị Hằng rơi nước mắt khi nghe kể lại giây phút con mình hy sinh (Ảnh: Duy Thanh/Tuổi Trẻ)
27 năm trước, con trai của mẹ đã xung phong ra quần đảo Trường Sa rồi đi mãi không về. Bây giờ có Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tri ân những anh hùng liệt sĩ, bà cảm thấy ấm lòng: “Những người mẹ như tôi đã quá đau lòng khi những đứa con của mình ra đi không trở về. Việc làm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tạo ra khu tưởng niệm chung 64 chiến sĩ đã hy sinh đã thỏa lòng không chỉ người sống mà cả những người đã mất”.
Khu Tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma xây dựng trên khu đất rộng 2,5 ha, thuộc bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đây là vị trí đẹp nhất trên tuyến đường nối sân bay Cam Ranh với thành phố Nha Trang, mỗi ngày có hàng chục ngàn lượt người dân và du khách qua lại. Trung tâm khu tưởng niệm là bảo tàng được xây dựng theo hình tròn với ý tưởng của “Vòng tròn bất tử”, được lấy cảm xúc từ hình ảnh của những người lính nắm chặt tay nhau thành vòng tròn đã ngã xuống để bảo vệ lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc.
Ông Đặng Ngọc Tùng (ngoài cùng bên trái) cùng thân nhân các gia đình Liệt sỹ và đại diện UBND huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đặt viên đá đầu tiên xây dựng  Tượng đài chiến sĩ Gạc Ma
Ông Đặng Ngọc Tùng (ngoài cùng bên trái) cùng thân nhân các gia đình Liệt sỹ và đại diện UBND huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đặt viên đá đầu tiên xây dựng Tượng đài chiến sĩ Gạc Ma
Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định, đây là một công trình của triệu tấm lòng, toàn bộ công trình được đầu tư từ nguồn đóng góp của tổ chức Công đoàn và công nhân lao động trong cả nước cũng như đồng bào ta ở nước ngoài. Việc xây dựng Khu Tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma nhằm thắp sáng ngọn lửa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và phát huy truyền thống gìn giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
“Thông điệp chúng tôi muốn gửi đến đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế rằng các thế hệ Việt Nam không bao giờ quên các chiến sỹ đã ngã xuống ở Gạc Ma để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Nhắc nhở các thế hệ trẻ phải luôn nghĩ rằng Trường Sa, Hoàng Sa là một phần của đất nước Việt Nam”, ông Đặng Ngọc Tùng chia sẻ.
Tổ quốc và nhân dân ta mãi mãi ghi nhớ và tri ân những người đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét